Bài 1. Hệ điều hành


1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH MÁY TÍNH CÁ NHÂN

- 5 nhóm chức năng của hệ điều hành các loại máy tính:

+ Quản lí thiết bị.

+ Quản lí việc lưu trữ dữ liệu.

+ Là môi trường để chạy các ứng dụng.

+ Cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng.

+ Cung cấp một số tiện ích giúp nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính.

- Nhóm chức năng thể hiện rõ nhất đặc thù của hệ điều hành máy tính cá nhân là cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng.

a) Hệ điều hành Windows

Các phiên bản quan trọng, đánh dấu mốc phát triển của Windows:

- Phiên bản 1 của Windows (1985).

- Phiên bản 3 (1990).

- Windows 95 (1995).

- Win XP (2001).

- Windows 7 (2009). 

- Windows 8 (2012). 

- Windows 10 (2015). 

- Windows 11 (2021).

b) Hệ điều hành LINUX và các phiên bản

- LINUX có nguồn gốc từ hệ điều hành UNIX – một hệ điều hành đa nhiệm và đa người dùng được phát triển từ năm 1969.

- LINUX được cộng đồng người dùng đánh giá cao và được sử dụng rộng rãi, không chỉ dùng cho máy tính cá nhân mà còn cho các máy chủ và thiết bị nhúng.


Các hệ điều hành máy tính cá nhân phát triển theo hướng ngày càng dễ sử dụng thể hiện ở các điểm sau:

● Giao diện thân thiện, từ giao diện dòng lệnh chuyển sang giao diện đồ họa và tích hợp với nhận dạng tiếng nói.

● Khả năng nhận biết các thiết bị ngoại vi với cơ chế plug & play giúp người sử dụng không cần quan tâm tới trình điều khiển của thiết bị ngoại vi.

Các hệ điều hành thông dụng nhất trên máy tính cá nhân là MacOS trên dòng máy MAC và Windows trên dòng máy PC. Đặc biệt Linux và các biến thể của nó như RedHat, Sure hay Ubuntu là hệ điều hành nguồn mở, mang đến cho người dùng các hệ điều hành mạnh mẽ, tin cậy và chi phí thấp



2. HỆ ĐIỀU HÀNH CHO THIẾT BỊ DI ĐỘNG
- 3 đặc trưng quan trọng nhất của hệ điều hành thiết bị di động: + Không chỉ dùng để nghe, gọi mà còn được trang bị rất nhiều tiện ích cá nhân. + Khả năng kết nối mạng không dây. + Giao diện tiện lợi nhờ tích hợp nhiều cảm biến. - Hai hệ điều hành phổ biến cho thiết bị di động: iOS và Android. 

Một số khác biệt của hệ điều hành cho thiết bị di động so với hệ điều hành cho máy cá nhân:

Giao diện đặc biệt thân thiện nhờ nhận dạng hánh vi của người dùng thông qua các cảm biến.

Dễ dàng kết nối mạng di động.

Nhiều tiện ích hỗ trợ cá nhân.

Hai hệ điều hành phổ biến cho thiết bị di động là iOS của Apple và Android của Google




3. QUAN HỆ GIỮA HỆ ĐIỀU HÀNH, PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

+ Có nhiều thiết bị được điều khiển bởi các bộ vi xử lí, cài sẵn chương trình ghi trong bộ nhớ ROM, bật lên là chạy không cần hệ điều hành (ví dụ hệ thống điều khiển lò vi sóng).

+ Thiết bị xử lí thông tin đa năng để thực hiện được nhiều ứng dụng khác nhau cần có hệ điều hành.

Mối quan hệ giữa phần mềm ứng dụng, phần cứng và hệ điều hành: Phần mềm ứng dụng khai thác phần cứng với sự trung gian của hệ điều hành. Hệ điều hành cùng phần cứng tạo ra một máy ảo, mà người dùng có thể sử dụng với một giao diện thuận lợi.

Hệ điều hành là môi trường để phần mềm ứng dụng khai thác hiệu quả phần cứng


--- THE END ---

    

GÓI TRẮC NGHIỆM A






Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Responsive Advertisement
Responsive Advertisement4