Bài 3. Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet

1. PHẦN MỀM NGUỒN MỞ

a) Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng

- Phần mềm thương mại (commercial software) dùng để bán. Hầu hết các phần mềm thương mại là loại nguồn đóng để bảo vệ ý tưởng và chống sửa đổi. Ví dụ: Microsoft Word, Photoshop,... - Phần mềm tự do (free software) là phần mềm không chỉ miễn phí mà còn được tự do sử dụng mà không phải xin phép. Phần mềm tự do có thể ở dạng mã máy hoặc mã nguồn. Ví dụ: Acrobat Reader là phần mềm tự do ở dạng mã máy. - Phần mềm nguồn mở (open-source software) là phần được cung cấp cả mã nguồn để người dùng có thể tự sửa đổi, cải tiến, phát triển, phân phối lại theo một quy định gọi là giấy phép. Ví dụ: Inscape, GIMP,...

b) Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở

Có nhiều loại giấy phép phần mềm nguồn mở, trong đó giấy phép công cộng GNU GPL (GNU General Public License) được áp dụng rộng rãi nhất. Nó có những quy định không chỉ đảm bảo quyền tiếp cận của mọi người đối với các phần mềm mở mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của phần mềm nguồn mở. Giấy phép GNU GPL 3.0 phát hành năm 2007 (xem www.gnu.org/licenses/gpl.html) có một số nội dung đáng chú ý sau: - Được sao chép và phân phối phần mềm; có quyền yêu cầu trả phí cho việc chuyển giao đó nhưng phải thông báo rõ ràng về bản quyền gốc và thông báo miễn trừ trách nhiệm bảo hành. - Được sửa đổi và phân phối bản sửa đổi với điều kiện phải công bố mã nguồn phần sửa đổi, nêu rõ đó là bản đã được thay đổi, chỉ rõ các thành phần được thay đổi; đồng thời phải áp dụng giấy phép GNU GPL cho chính phần thay đổi đó. Nói cách khác phần mềm có nguồn gốc từ việc sửa đổi một phần mềm nguồn mở theo GPL cũng phải là phần mềm nguồn mở theo GPL.


Phần mềm thương mại dùng để bán, người dùng phải mua mới được quyền sử dụng. Hầu hết phần mềm thương mại được bán ở dạng mã máy, gọi là phần mềm nguồn đóng. Phần mềm nguồn mở là phần mềm được cung cấp cả mã nguồn mà người dùng có quyền sử dụng, thay đổi và phối lại theo các "giấy phép" thích hợp. Giấy phép công cộng GNU GPL là giấy phép điển hình đối với phần mềm nguồn mở. Nó đảm bảo quyền tiếp cận của người sử dụng đối với mã nguồn để dùng, thay đổi hoặc phân phối lại; bảo đảm quyền miễn trừ của các tác giả về hậu quả sử dụng phần mềm; đảm bảo quyền đứng tên của các tác giả tham gia phát triển, đảm bảo sự phát triển bền vững của phần mềm nguồn mở bằng cách công bố rõ ràng các thay đổi của các phiên bản và buồn phần phát triển dựa trên phần mềm nguồn mở theo các giấy phép GPL cũng phải mở theo GPL.



2. VAI TRÒ CỦA PHẦN MỀM THƯƠNG MẠI VÀ PHẦN MỀM NGUỒN MỞ
Phần mềm thương mại có hai loại: - Phần mềm “đặt hàng”: được thiết kế theo yêu cầu của từng khách hàng. - Phần mềm “nguồn đóng”: được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung của nhiều người.


Yếu tố

Phần mềm thương mại nguồn đóngPhần mềm nguồn mở
Chi phíMất chi phí mua phần mềm và phí chuyển giaoChỉ mất phí chuyển giao nếu có
Hỗ trợ kĩ thuậtKhông, nhưng có thể được hỗ trợ từ cộng đồng
Tính minh bạchKhó kiểm soát những gì được cài cắm bên trongCó thể kiểm soát được mã nguồn
Sự phụ thuộc của người dùngBị phụ thuộc vào nhà cung cấp về giải pháp và hỗ trợ kĩ thuậtĐược cộng đồng phát triển theo chuẩn chung, không phụ thuộc vào riêng ai

Bảng 3.2. So sánh phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở

1. Ưu điểm của phần mềm thương mại

Phần mềm dạng "đặt hàng" đáp ứng nhu cầu riêng và người dùng được hỗ trợ kỹ thuật.

Phần mềm "đóng gói" có tính hoàn chỉnh cao, đáp ứng nhu cầu rộng rãi.

2. Ưu điểm của phần mềm nguồn mở: Chi phí thấp, minh bạch, không bị phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp. 3. Vai trò của hai loại phần mềm:

Phần mềm thương mại là nguồn thu nhập chính của các tổ chức, cá nhân là phần mềm chuyên nghiệp, góp phần tạo ra thị trường phần mềm phong phú, đáp ứng các nhu cầu riêng của cá nhân, tổ chức và các yêu cầu chung của xã hội.

Phần mềm nguồn mở giúp những người có nhu cầu được sử dụng phần mềm dùng chung chất lượng tốt, ổn định và chi phí thấp.


3. PHẦN MỀM CHẠY TRÊN INTERNET 

- Phần mềm chạy trên Internet được hiểu là phần mềm cho phép sử dụng qua Internet mà không cần phải cài đặt vào máy. Ví dụ: Google Docs, Google Sheets,...

- Lợi ích của phần mềm chạy trên Internet là có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, bất cứ máy tính nào miễn là có kết nối Internet, chi phí rẻ và không mất phí.

Lưu ý: Để sử dụng được các phần mềm trực tuyến của Google, cần có tài khoản Google để truy cập.

--- THE END ---

    

GÓI TRẮC NGHIỆM A


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Responsive Advertisement
Responsive Advertisement4