1. Giới thiệu tổng quan về nút nhấn
Trên mạch Micro Bit được hỗ trợ sẵn 2 nút nhấn, có tên gọi là A và B như Hình 1 bên dưới. Cũng giống như bàn phím máy tính, hai nút nhấn này đóng vai trò là các thiết bị nhập, gửi dữ liệu đầu vào.
Hình 1: Hai nút nhấn A và B trên MicroBit
2. Lập trình điều khiển nút nhấn
Các câu lệnh để điều khiển nút nhấn thuộc nhóm Input, nhóm thứ 2 sau nhóm Basic.
Hình 2: Các câu lệnh thuộc nhóm Input để điều khiển nút nhấn
Khác với kiến trúc chương trình ở các bài trước, các câu lệnh được thực hiện đầu tiên trong khối on start, sau đó chuyển qua phần forever và lập đi lập lại, việc điều khiển nút nhấn được thực hiện trong các sự kiện. Đây là một kiến trúc lập trình rất hiện đại, cải thiện rất nhiều hiệu suất của hệ thống.
Hình 3: Câu lệnh sự kiện cho nút nhấn với 3 lựa chọn khác nhau
Chúng ta hiện thực một chương trình đơn giản đầu tiên, khi nhấn phím A sẽ hiện ra chữ A trên màn hình, nhấn phím B sẽ hiện ra chữ B. Câu lệnh chính trong yêu cầu này là on button pressed, như hình bên dưới.
Trong câu lệnh này, chúng ta có thể lựa chọn sự kiện tương ứng cho từng nút nhấn A, B hoặc cả 2 nút nhấn cùng một lúc.
Chương trình của chúng ta đơn giản như sau:
Hình 4: Chương trình đơn giản tương tác với nút nhấn
Như chúng ta có thể thấy, chương trình thực hiện hoàn toàn độc lập với 2 khối lệnh on start và forever. Những chương trình này hoàn toàn có thể mô phỏng được trực tuyến.
4. Bài tập
Thiết kế một hiệu ứng là dấu mũi tên. Khi nhấn phím A, phím mũi tên này di chuyển sang trái. Khi nhấn phím B, phím mũi tên này di chuyển sang phải. Đáp án gợi ý của chương trình như Hình 5.
Hình 5: Hiệu ứng mũi tên qua trái qua phải
Giải thích: Hiệu ứng thực ra là nhiều màn hình hiển thị xuất hiện cách nhau 1 khoảng thời gian đủ nhỏ. Chẳng hạn như video mà chúng ta đang xem, thực ra là hình tĩnh cách nhau 1/30s (30 hình một giây). Chúng ta sẽ sử dụng nguyên lý này để định nghĩa ra hàng loạt các khung hình bằng câu lệnh show leds. Sau đó đặt các màn hình này liên tiếp nhau, chúng ta sẽ thấy một hiệu
5. Bài tập
Học sinh tự thiết kế các hiệu ứng khác nhau ví dụ chữ dịch lên, dịch xuống, chữ nhấp nháy và thay đổi hiệu ứng của chữ bằng cách nhấn phím A hoặc B hoặc kết hợp cả 2 phím. Học sinh trình bày kết quả của mình vào buổi hôm sau.
Để có thể làm thêm các hiệu ứng đẹp, học sinh có thể sử dụng thêm 1 lệnh trong phần Led, chọn tiếp vào more. Chúng ta có lệnh set brightness để chỉnh độ sáng của màn hình hiển thị. Học sinh có thể dùng câu lệnh này để cho chữ sáng từ mờ sáng rõ hoặc ngược lại.