1. Sự cần thiết của gửi nhận dữ liệu không dây
Trong cuộc sống hiện tại, chúng ta đang đón nhận những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc cách mạng lần này là việc trao đổi thông tin không dây giữa các thiết bị. Trên bo mạch MicroBit cũng hỗ trợ sẵn cho chúng ta các câu lệnh rất đơn giản để chúng ta có thể gửi dữ liệu từ mạch này sang mạch khác. Các câu lệnh này được nằm trong nhóm Radio, như .
Hình 1: Các câu lệnh thuộc nhóm Radio để truyền nhận dữ liệu không dây
Một nguyên lý cơ bản của việc giao tiếp không dây trên MicroBit là các mạch phải có cùng nhóm với nhau. Mặc định, nhóm của các mạch MicroBit là 1. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, chúng ta sẽ chỉnh lại nhóm của chúng theo con số mà chúng ta quy định.
Hiển nhiên, để có thể giao tiếp được giữa 2 mạch MicroBit, chúng ta cần hiện thực 2 chương trình, một cho nốt truyền và chương trình còn lại cho nốt nhận. Phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết việc hiện thực chương trình cho từng nốt.
2. Chương trình nốt gửi
Để đơn giản, khi nhấn phím A, chúng ta sẽ gửi một con số cho nốt nhận, ví dụ số 1. Nhấn nút B, chúng ta sẽ gửi số 2. Chúng ta sẽ chọn nhóm cho 2 nốt là 10. Tuy nhiên, học sinh có thể chọn bất kì một con số nào đó cho hệ thống.
Việc chỉ định nhóm cho hệ thống sẽ được hiện thực trong phần on start. Và việc gửi dữ liệu sẽ được hiện thực bằng sự kiện nhấn nút A hay B (được trình bày ở Bài 4). Chương trình gợi ý của chúng ta như sau:
Hình 2: Chương trình cho nốt truyền
3. Chương trình cho nút nhận
Cũng tương tự như nốt truyền, trong hàm on start, chúng ta cũng chỉ định nhóm cho nốt nhận là 10. Tiếp sau đó, chúng ta sẽ dùng câu lệnh on radio received. Câu lệnh này là câu lệnh sự kiện, cũng giống với nút nhấn A hay B, trong trường hợp này, khi nhận được một dữ liệu gì đó, sự kiện này sẽ xảy ra. Chương trình của chúng ta như sau:
Hình 3: Chương trình cho nốt nhận
Trong chương trình trên, khi nhận được bất kỳ dữ liệu số nào, chúng ta sẽ hiển thị số đó ra màn hình bằng câu lệnh show number. Kết quả nhận được sẽ được lưu trữ mặc định trong biến receivedNumber, nằm trong mục Variable như Hình 4.
Hình 4: Biến receivedNumber trong mục Variable
Bây giờ, học sinh có thể kết hợp chương trình của 2 mạch MicroBit để thấy được việc gửi dữ liệu không dây.
3. Bài tập
Hãy hiện thực nhiều câu lệnh hơn từ nốt gửi, bằng cách sử dụng các câu lệnh liên quan đến hành vi của người dùng, ví dụ như nghiêng qua trái, nghiêng qua phải. Bên nốt nhận, thay vì chỉ hiển thị các con số, học sinh có thể hiển thị các dấu mũi tên hoặc các icon khác.