1. Cấu trúc lặp
Cấu trúc lặp dùng để đơn giản việc hiện thực một chương trình có nhiều câu lệnh lặp đi lặp lại nhiều lần. Cấu trúc này chúng ta đã được gặp ở phần ngôn ngữ Scratch và sẽ không trình bày quá chi tiết ở đây. Các câu lệnh thuộc cấu trúc lặp này được nằm trong phần Loop như Hình 1.
Hình 1: Cấu trúc lặp trong MicroBit
Trong phần cơ bản này, chúng ta chỉ tập trung vào 2 câu lệnh đầu tiên, với các chức năng được trình bày trong bảng dưới đây.
Bài tập: Học sinh cho xuất hiện các con số từ 0 đến 9 ra màn hình MicroBit. Mỗi lần xuất hiện, con số đó hiện ra trong 2 giây trước khi đổi sang số tiếp theo.
Đáp án: Câu lệnh tối ưu cho bài tập này được trình bày ở bên dưới. Tuy nhiên 2 câu lệnh còn lại hoàn toàn có thể thực hiện được chức năng này. Giáo viên có thể cho phần hiện thực bằng 2 câu lệnh đầu tiên như là một bài tập nâng cao.
Hình 2: Một chương trình sử dụng cấu trúc lặp
2. Cấu trúc điều kiện
Cấu trúc điều kiện, về cơ bản chính là câu lệnh nếu thì trong ngôn ngữ Scratch. Ý nghĩa của nó cũng hoàn toàn giống với cấu trúc này bên Scratch. Nếu điều kiện đúng thì các câu lệnh bên trong nó mới được thực hiện. Các câu lệnh điều kiện này nằm trong mục Logic.
Hình 3: Câu lệnh điều kiện
Trong việc hiện thực câu lệnh điều kiện, một điều quan trọng nhất là xây dựng các câu lệnh điều kiện (có hình thoi). MicroBit hoàn toàn hỗ trợ sẵn các điều kiện này, nằm ngay bên dưới các câu lệnh điều kiện if else.
Bài tập: Học sinh cải tiến lại chương trình của nốt nhận ở bài trước. Thay vì hiển thị các con số, hãy hiển thị nó bằng một hình ảnh nào đó.
Đáp án: Một đáp án gợi ý như Hình 4. Ở đây chúng ta sẽ nhận 2 giá trị khác nhau là 1 và 2. Do vậy chúng ta chỉ cần kiểm tra điều kiện nhận số 1, tất cả các giá trị còn lại hiển nhiên là giá trị 2.
Hình 4: Một ví dụ về sử dụng câu lệnh điều kiện
Bài tập về nhà
Học sinh có thể chủ động sáng tạo phối hợp các câu lệnh đã học để viết ra một chương trình hấp dẫn. Một số gợi ý như sau:
- Giám sát nhiệt độ trong phòng, nếu nhiệt độ lớn hơn một ngưỡng nhất định (40 độ), thì chớp tắt đèn để cảnh báo.
- Giám sát độ sáng trong phòng, nếu độ sáng nhỏ hơn một ngưỡng nhất định, thì bật đèn lên.
- Điều khiển từ xa sử dụng MicroBit: Học sinh tự định nghĩa thêm các câu lệnh, tương ứng với các con số khác nhau, để gửi từ nốt truyền sang nốt nhận. Tương ứng với một câu lệnh, nốt nhận sẽ thực hiện một chức năng nào đó.