Bài 8 - Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại

 1. MẠNG LAN VÀ INTERNET

Theo phạm vi địa lí, các mạng máy tính có thể chia thành hai loại: Mạng cục bộ (Local Area Network, viết tắt là LAN), và mạng diện rộng (Wide Area Network, viết tắt là WAN).

- Mạng LAN có phạm vi địa lí nhỏ như gia đình, trường học hay công ty.

- Mạng diện rộng được hình thành bằng cách liên kết các LAN hay các máy tính đơn lẻ.

- Internet là mạng diện rộng có quy mô toàn cầu.


- Switch hay HUB chỉ chuyển tiếp dữ liệu trong nội bộ mạng LAN.

- Router: Dùng để kết nối các LAN với nhau. Nguyên lí hoạt động của Router là nếu địa chỉ nơi nhận của dữ liệu không có trong LAN thì nó sẽ gửi qua cổng Internet.

- LAN là sở hữu của một cá nhân, gia đình hay một cơ quan, tổ chức xác định.

- Internet không thuộc sở hữu của riêng ai.


Mạng cục bộInternet
Phạm vi, quy môCơ quan, gia đình.Toàn cầu
Cách kết nốiTrực tiếp trong mạng qua thiết bị kết nối như Hub, Switch, WifiKết nối qua các Router thông qua các nhà cung cấp dịch vụ kết nối.
Sở hữuCó chủ sở hữuKhông có chủ sở hữu

2. VAI TRÒ CỦA INTERNET

Internet ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và có ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động của con người.

Trong giao tiếp cộng đồng: Internet đã thay đổi cách mọi người tương tác với nhau.

Trong giáo dục: Internet đã giúp hoạt động giáo dục hiệu quả hơn, Internet là một nguồn thông tin khổng lồ về mọi lĩnh vực.

Internet là một kho tri thức khổng lồ thường xuyên được cập nhật, có thể truy cập bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào.

Internet đã giúp con người có thể kết nối và giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và tiện lợi.

Internet đã có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi cách thức làm việc, học tập và giao tiếp với nhau.

3. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

a) Khái niệm về điện toán đám mây

Việc chia sẻ các tài nguyên mạng theo nhu cầu qua Internet miễn phí hoặc trả phí theo hạn mức sử dụng được gọi là dịch vụ điện toán đám mây (gọi tắt là dịch vụ đám mây). Để sử dụng dịch vụ đám mây, người dùng phải đăng kí thuê bao, thoả thuận hạn mức sử dụng nếu phải trả phí và được cấp tài khoản truy cập.

Google Docs, Dropbox... là những ví dụ điển hình của dịch vụ đám mây.

b) Các dịch vụ điện toán đám mây cơ bản

Các dịch vụ đám mây cơ bản nói chung đều chủ yếu liên quan tới việc cho thuê các tài nguyên phần mềm và phần cứng.

Phần mềm được chia thành 2 nhóm: nhóm các phần mềm ứng dụng và nhóm các phần mềm nền tảng (platform).

Phần mềm ứng dụng như: Google Docs, Zoom.

Việc cho thuê phần mềm ứng dụng được viết tắt là SaaS (Software as a service phần mềm như là dịch vụ).

Việc cho thuê nền tảng được viết tắt là PaaS (Platform as a servicenền tảng như là dịch vụ).

Phần cứng như máy chủ, thiết bị lưu trữ,…Ví dụ thuê phần cứng Dropbox hay Google Drive để lưu trữ thông tin trên Internet.

Việc cho thuê hạ tầng được viết tắt là IaaS (Infrastructure as a servicehạ tầng như là dịch vụ).

=> SaaS, PaaS, IaaS là các dịch vụ chủ yếu của điện toán đám mây.

c) Lợi ích của dịch vụ đám mây

Tính mềm dẻo và độ sẵn sàng cao: Người dùng không bị phụ thuộc vào phương tiện cá nhân, thời gian và địa điểm làm việc miễn là có kết nối Internet.

Chất lượng cao: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường đầu tư chuyên nghiệp. Phần mềm được kiểm định nhờ số lượng người dùng lớn. Hạ tầng có công suất dự phòng lớn, ổn định và an toàn.

Kinh tế hơn: Do chia sẻ cho nhiều người, dịch vụ đám mây có thể phân tải các dịch vụ và người dùng để không bị lãng phí.

Chính người dùng cũng chỉ trả tiền theo mức sử dụng. Rất nhiều dịch vụ đám mây miễn phí đối với người dùng cá nhân (chỉ thu phí với người dùng là tổ chức) như Gmail để gửi thư, Google maps để tìm đường.

● Điện toán đám mây được định nghĩa như là việc phân phối các tài nguyên Công nghệ thông tin theo như cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. SaaS, PaaS, IaaS là các loại hình dịch vụ chủ yếu của điện toán đám mây.

● Sử dụng dịch vụ điện toán đám mây linh hoạt hơn, tin cậy hơn, chi phí nói chung rẻ hơn so với tự mua sắm phần cứng và phần mềm.

4. KẾT NỐI VẠN VẬT

Ý tưởng liên kết thiết bị thông minh là nguồn gốc của kết nối vạn vật (Internet of Things, viết tắt là IoT). IoT được dịch nghĩa là việc liên kết các thiết bị thông minh để tự động thu nhập, trao đổi và xử lý dữ liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Một số lợi ích của IoT:

- Có thể thu thập dữ liệu trên diện rộng nhờ mạng máy tính. Có thể làm việc ở những nơi có điều kiện bất lợi mà con người không làm được, như ghi dữ liệu giám sát trong lò phản ứng hạt nhân.

- Có thể hoạt động liên tục, tự động, cung cấp dữ liệu tức thời - điều này đặc biệt quan trọng đối với hệ thống thời gian thực (real time) mà một quyết định chậm trễ có thể gây thảm họa, ví dụ điều khiển lò phản ứng hạt nhân hay là xe tự động.

- Tiết kiệm chi phí do giảm bớt lao động thu thập và xử lý thông tin mang tính thủ công.

Một vài ví dụ về IoT.

Ví dụ 1. Thu phí không dừng trên các đường cao tốc.

Ví dụ 2. Nhà thông minh (Smart home).


IoT là hệ thống liên mạng bao gồm các phương tiện và vật dụng, các thiết bị thông minh được cài đặt các cảm biến, phần mềm chuyên dụng giúp chúng có thể tự động kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu trên cơ sở hạ tầng Internet mà không nhất thiết có sự tương tác trực tiếp giữa con người với con người hay con người với máy tính.

● Với khả năng thu thập dữ liệu tự động trên diện rộng, phát triển và xử lí kịp thời các vụ việc phát sinh IoT mang lại nhiều lợi ích trong các hoạt động nghiệp vụ và đem lại nhiều tiện nghi cho cuộc sống. Vì vậy, IoT được xem là một nội dung chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

--- THE END ---


    

GÓI TRẮC NGHIỆM A



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Responsive Advertisement
Responsive Advertisement4